Địa lý Đường_đổi_ngày_quốc_tế

Minh họa đơn giản thể hiện mối tương quan giữa đường đổi ngày, ngày và giờ. Màu khác nhau thể hiện ngày khác nhau.Tập tin:International date line.pngVí dụ về trường hợp ngày thứ ba lúc 4:00 giờ GMT. (Số liệu giờ giấc chỉ là tương đối bởi ranh giới các múi giờ không hoàn toàn trùng khớp với kinh tuyến. Ngày và đêm thể hiện trong lược đồ chỉ mang tính chất minh họa; giờ ban ngày còn phụ thuộc vào vĩ độ và thời điểm trong năm.)

Mô tả

Phần miêu tả trên dựa vào những hiểu biết của cộng đồng Wikipedia về § Đường đổi ngày quốc tế. Xem § De facto and de jure date lines ở phía dưới, và bản đồ trên đây.

Đường đổi ngày quốc tế về cơ bản dựa vào đường kinh tuyến 180°, cắt dọc Thái Bình Dương, và nửa đường vòng quanh thế giới tính từ kinh tuyến Greenwich. Tại nhiều địa điểm, đường đổi ngày quốc tế trùng hoàn toàn kinh tuyến 180°. Nhiều nơi khác, đường đổi ngày có chệch đi về hướng đông hoặc tây so với đường kinh tuyến. Sai khác này phần nhiều là để dung hòa các mối quan hệ kinh tế và/hoặc chính trị ở các vùng bị ảnh hưởng.

Đi từ bắc xuống nam, điểm lệch đầu tiên của đường đổi ngày so với kinh tuyến 180° là phía đông đảo Wrangelbán đảo Chukotka, vùng viễn đông Xibia của nước Nga. (Đảo Wrangel có tọa độ 71°32′B 180°0′Đ, và cũng là 71°32′B 180°0′T.)[1] Đường đổi ngày sau đó đi qua eo biển Bering, giữa quần đảo Diomede ở khoảng cách giữa các đảo ở tọa độ 168°58′37″ T. Sau đó, đường đổi ngày chuyển hướng đáng kể về phía tây kinh tuyến 180°, đi qua phía tây đảo St. Lawrence và đảo St. Matthew.

Đường đổi ngày đi qua giữa các quần đảo Aleut (có đảo Attu là cực tây) của Mỹquần đảo Komandorski thuộc Nga. Nó sau đó đổi hướng lần nữa về phía đông nam để quay về kinh tuyến 180°. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ nước Nga nằm ở phía tây đường đối ngày quốc tế, còn toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ nằm ở phía đông đường đổi ngày ngoại trừ các hải đảo Guam, quần đảo Bắc Mariana, và đảo Wake.

Đường đổi ngày quốc tế tiếp tục trùng với kinh tuyến 180° cho đến khi giao cắt với xích đạo. Các đảo san hô không người ở HowlandBaker của Mỹ, vừa qua hướng bắc đường xích đạo ở trung tâm Thái Bình Dương (có tọa độ giữa 172,5°T và 180°), có giờ muộn nhất trên Trái Đất (UTC−12).

Gặp Kiribati, đường đổi ngày đánh vòng tròn bằng cách bẻ ngoặt lớn về phía đông, hầu như chạm với kinh tuyến 150°T. Quần đảo cực đông Kiribati, quần đảo Line về phía nam Hawaii, có giờ sớm nhất trên Trái Đất, UTC+14. Đến phía nam Kiribati, đường đổi ngày quốc tế quay về hướng tây nhưng vẫn ở phía đông kinh tuyến 180°, xuyên qua giữa SamoaSamoa thuộc Mỹ.[2]

Phần nhiều khu vực này, đường đổi ngày đi theo kinh tuyến 165°T. Tuần tự, Samoa, Tokelau, Wallis và Futuna, Fiji, Tonga, Tuvalu, quần đảo Kermadecquần đảo Chatham của New Zealand đều nằm phía tây đường đổi ngày nên có ngày giống nhau. Ngược lại, Samoa thuộc Mỹ, quần đảo Cook, Niue, và Polynésie thuộc Pháp tuy ở gần đó nhưng lại nằm ở phía đông đường đổi ngày nên bị trễ hơn một ngày.

Đường đổi ngày sau đó hướng về phía tây nam để quay về kinh tuyến 180°. Nó tiếp tục trùng kinh tuyến 180° cho đến khi gặp châu Nam Cực, nơi các múi giờ gộp lại. Theo quy ước, đường đổi ngày không được vẽ lên hầu hết các bản đồ châu Nam Cực. (Xem § Cartographic practice and convention bên dưới.)

Đôi điều về đường đổi ngày quốc tế

Trong khoảng thời gian từ UTC+10 đến 11:59 UTC mỗi ngày, tại các địa điểm khác nhau trên Trái Đất, người ta sẽ ghi nhận được 3 ngày tháng khác nhau. Thí dụ, lúc 10:15 UTC ngày thứ năm, tại Samoa thuộc Mỹ đồng hồ chỉ 23:15 ngày thứ tư (UTC−11), thứ năm ở hầu hết phần còn lại của thế giới, và 00:15 ngày thứ sáu tại Kiritimati (UTC+14).

Trong giờ đầu tiên của khoảng thời gian trên (10:00–10:59 UTC), 3 ngày tháng khác nhau được ghi nhận tại các địa điểm có cư dân. Ở giờ thứ hai (UTC 11:00–11:59) múi giờ hàng hải UTC−12 không có người ở nên khoảng thời gian này, chỉ có 2 ngày khác nhau được ghi nhận ở những vùng đất có cư dân.

Khoảnh khắc giao thừa đón năm mới diễn ra đầu tiên nơi các đảo nằm trên múi giờ UTC+14. Múi giờ UTC+14 bao gồm một phần của nước Cộng hòa Kiribati, gồm đảo Thiên Niên Kỷ thuộc quần đảo Line, và Samoa trong giai đoạn mùa hè. Thành phố lớn đón ngày mới đầu tiên là AucklandWellington, New Zealand (UTC+12; UTC+13 sử dụng giờ mùa hè).

Năm 1995, đường đổi ngày quốc tế được điều chỉnh khiến đảo Caroline (thuộc quần đảo Line thuộc Kiribati) trở thành một trong những nơi trên Trái Đất đón ngày 1/1 n/2000 sớm nhất (UTC+14). Hệ quả là, rạn san hô vòng này được đổi tên thành đảo Thiên Niên Kỷ.[3]

Các khu vực đón ngày mới sớm nhất thay đổi theo mùa. Khoảng thời gian hạ chí, khu vực đó có thể là bất cứ nơi đâu trên múi giờ Kamchatka (UTC+12) đủ xa về hướng bắc để quan sát mặt trời nửa đêm. Tại các điểm phân, nơi đầu tiên bước qua ngày mới là đảo Thiên Nhiên Kỷ không có cư dân thuộc Kiribati, là vũng lãnh thổ cực đông nằm ở phía tây đường đổi ngày.

Khoảng thời gian đông chí, địa điểm đầu tiên sẽ là Các trạm nghiên cứu Nam Cực sử dụng múi giờ New Zealand (UTC+13) suốt mùa hè, các nhà nghiên cứu tại đây cũng có thể quan sát hiện tượng mặt trời nửa đêm. Các trạm này bao gồm Trạm Nam Cực Amundsen-Scott, Trạm McMurdo, Căn cứ ScottTrạm Mario Zucchelli.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_đổi_ngày_quốc_tế http://www.theborneopost.com/2011/06/30/samoa-conf... http://www.timeanddate.com/worldclock/?query=Antar... http://articles.adsabs.harvard.edu/full/1900JBAA..... http://www.gutenberg.org/files/17759/17759-h/17759... http://www.pireport.org/articles/1997/08/11/kiriba... http://astro.ukho.gov.uk/nao/miscellanea/WMTZ/Wmtz... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111229/dao-sam... http://phapluattp.vn/20111230123510225p1017c1077/d... https://books.google.com/books?id=_RAOAQAAIAAJ&pg=... https://dialyvacuocsong.wordpress.com/2013/12/09/d...